Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Cảm thọ

chỉ cho sự đau khổ của thân. Cảm thọ gồm có ba phần:

1- Cảm Thọ Lạc thì tâm ưa thích nên gọi là Ái Lạc

2- Cảm Thọ khổ thì tâm không ưa thích nên gọi là Ái Khổ.

3- Cảm Thọ Bất Lạc, Bất Khổ thì không chấp nhận, vì đó là một trạng thái của một người bình thường nên trạng thái này không được kéo dài thời gian.

Muốn cho các cảm thọ không sinh ra thì phải ngăn ngừa không cho sáu trần xúc chạm với sáu căn. Nếu khi sáu trần xúc chạm với sáu căn sinh ra các cảm thọ thì cố gắng giữ tâm không hề dao động trước ba cảm thọ.

Tác ý "Tất cả các cảm thọ (đau nhức, ngứa ngáy, mệt mỏi, tức lói, v.v... ) đều vô thường, vô ngã, không phải là ta, không phải của ta". Để thắng vượt cảm thọ thì ta tư duy: Tính chất của cảm thọ là vô thường vô ngã thì ta sợ gì; nó có làm gì được ta đâu mà sợ, mặc kệ nó, vì ta với nó là hai kẻ xa lạ; và cần tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đừng sợ cảm thọ, nó không phải là ta, của ta, nó là người xa lạ hãy đi, đi! Không được ở trong thân ta” hoặc ta tác ý như sau: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” hoặc “Thọ phải đi, đi! Thân phải an tịnh.

Tôi biết tôi đang đi kinh hành”, luôn bám cho thật chặt vào hơi thở hoặc thân hành ngoại thì cảm thọ sẽ đi mất. Cảm thọ đi mất tức là dục đi mất. Dù tham, sân, si, ngã, vô ngã hay nhân quả... đều lấy thọ làm chỗ quy tụ.